ACCASHARERS

Xin chào các bạn, các cụ đã nói: "nhàn rỗi sinh nông nổi =)", vì thế, mình tạo blog này để chia sẻ kiến thức về ACCA, hỵ vọng có thể giúp ích cho các bạn trên còn đường chinh phục ACCA.

KỸ NĂNG THI CÁC MÔN ACCA

KỸ NĂNG THI CÁC MÔN ACCA

ACCA exam techniques

Hi các bạn,
Như đã chia sẻ trong bài viết về “Bí kíp để chinh phục ACCA”, bài viết này mình sẽ chia sẻ các exam techiniques đối với các môn ACCA. Để pass các môn ACCA, kiến thức luôn là điều quan trọng nhất, nhưng khả năng ứng dụng các Exam techniques chính là cái có thể tạo ra sự khác biệt. Để nấu được 1 bát phở ngon, đậm đà hương vị thì các thành phần chính, bao gồm thịt bò và phở chính là kiến thức, các loại gia vị - cái tạo ra sự khác biệt chính là exam techniques. Hơn nữa, các kỹ năng này càng quan trọng hơn khi kiến thức của phần lớn các bạn học viên ở mức xung quanh 50 điểm, ứng dụng exam techniques chính là cái tạo ra các điểm cộng, có thể giúp 1 người từ mức fail lên mức pass. Ở đây mình xin chia sẻ những những techniques chung nhất, đặc biệt phù hợp với các môn P trong ACCA.
1. Time schedule
Xây dựng time schedule tức là các bạn cần xây dựng 1 cái kế hoạch làm bài thi thật chi tiết và phù hợp nhất với từng môn thi ACCA, trong đó các bạn cần xác định thứ tự các câu hỏi cần trả lời, thời gian trả lời cho từng câu hỏi, phần nào cần phải làm nhanh, phần nào cần phải làm chậm. Ví dụ như môn P2, kế hoạch làm bài thi của mình như sau:
2h –2h15’ 15’ for reading question:
- 5’: Skimming question 2, 3, 4 to determine main issues? And decide whether to answer question 4 or not?
- 10’: Analyzing question 1 carefully.
2h15’ – 3h45’ Answering Q1
At least, finishing WORKING part for Q1, including calculating NCI, RE, other reserves.
3h45’ – 4h30’ Answering Q2
4h30’ - 5h15 Answering Q3 or Q4
5’ at the end: stop writing and review answer, other information
Các bạn có thể thấy, trong cái schedule trên, mình đã xác định sẽ trả lời câu hỏi theo thứ tự 1-> 4, với từng câu hỏi mình sẽ làm trong khoảng thời gian bao lâu và mục tiêu cần đạt được là gì. Cái time schedule này thực sự phù hợp với môn P2, với những môn khác mình sẽ có 1 cái time schedule khác. Khi đã có time schedule rồi, các bạn sẽ chủ động hơn trong phòng thi, vào phòng thi là chỉ bắt tay vào làm theo time schedule không cần phải nghĩ nhiều nữa. Để xây dựng được cái time schedule tốt, các bạn cần phải hiểu rất rõ cấu trúc đề thi, độ khó và dễ thế nào, đâu là phần khó nhất của đề thi và tốc độ làm bài thi của mình thế nào. Đó cũng là dựa trên nguyên tắc: “Biết người, biết ta trăm trận trăm thắng”.
2. Time control
Kiểm soát thời gian là một trong những kỹ năng thi quan trọng nhất trong chương trình ACCA vì đề thi thường dài và áp lực. Để kiểm soát thời gian tốt, mình đưa ra 2 techniques sau:
- Luôn luôn note thời gian bắt đầu và kết thúc: Trước lúc trả lời câu hỏi, mình note thời gian bắt đầu và kết thúc để trả lời 1 câu hỏi or 1 ý trong câu hỏi. Để tính được thời gian giành cho 1 câu hỏi, mình áp dụng tỷ lệ: 1 mark = 1.8 minutes. Việc note ra thời gian kết thúc giống như 1 sự nhắc nhở mình: không được làm quá thời gian đó.
- Bring a Watch: Mặc dù, trong phòng thi có đồng hồ, nhưng mình vẫn cầm theo 1 cái đồng hồ riêng để tiện theo dõi thời gian.
Chú ý: Một lỗi rất phổ biết với các bạn học viên là dành quá nhiều thời gian cho 1 câu hỏi dẫn đến thiếu thời gian trả lời những câu khác. Các bạn phải tuân thủ tuyệt đối cách phân bổ thời gian trên. Nếu các bạn đang làm dở mà hết thời gian và không thể xong được trong 2-3 phút nữa, các bạn bắt buộc phải để cách dòng ra và chuyển sang trả lời câu khác. Nếu còn thời gian thì mới quay lại trả lời tiếp.
3. Answer structure
Đây là 1 technique quan trọng về cách trình bày bài thi. Phần lớn các bài thi ACCA được scan và gửi cho examiner ở nước ngoài để chấm. Các bạn có thể cảm nhận thấy họ tức giận thế nào khi nhìn thấy 1 bài thi không rõ đầu đuôi, lộn xộn, khó hiểu, sai chính tả và ngữ pháp…. Chắc chắn lúc đó khả năng mất điểm sẽ cao. Đôi khi các bạn trả lời đúng, examiner ko hiểu được nên thành sai. Vì thế, để có 1 bài answer rõ ràng, mạch lạc, các bạn áp dụng 3 techiniques sau:
- Writing heading: Trước khi trả lời 1 câu hỏi, thậm chí 1 ý nào đó trong câu hỏi, mình luôn viết 1 cái heading cho ý đó. Ví dụ, phần trả lời câu 1 có 3 ý, mình sẽ viết 1 cái heading cho cả câu 1, tiếp đến 3 cái heading cho từng ý trong câu đó. Viết heading cần phải ngắn gọn, không quá 4-5 từ, cần thể hiện ý chính mình muốn trả lời. ACCA không có quy định về heading, các bạn có thể tự viết theo ý của mình miễn sao thỏa mãn yêu cầu trên.
- Leaving a couple of lines between 2 paragraphs: Việc để cách 2-3 dòng giữa các ý trả lời, nó sẽ giúp bài viết rõ ràng hơn và nếu còn thời gian các bạn có thể quay lại viết thêm vào đó.
- Writing conclusion: Với những câu hỏi liên quan đến discussion, các bạn nên viết 1 cái kết luận để tổng hợp lại ý kiến chính của mình. Vì đôi khi phần trả lời bên trên của các bạn rất lan man, 1 đoạn conclusion sẽ giúp examiner hiểu rõ hơn quan điểm của các bạn.
4. Try to answer all questions
Một nguyên tắc khi trả lời bài thi ACCA là hãy cố gắng trả lời tất cả các câu hỏi trong bài thi, đừng nên bỏ trống phần nào. Với những câu hỏi quá khó, các bạn hãy cố gắng viết cái gì đó, có thể kiến thức chung or 1 câu trả lời mà các bạn cho là đúng nhất. Nguyễn tắc này giúp các bạn nhặt đc 1 vài điểm, đôi khi nhờ nó mà các bạn pass đc môn.
5. Questions analysis
Kỹ năng này đặc biệt hữu ích với các môn P như P1, P3, P7 vì đề thi của các môn này gồm các case study khá phức tạp và dài. Phân tích đề tốt sẽ giúp các bạn hiểu được đề, nắm được ý chính và 1 điều rất quan trọng là khi trả lời đã áp dụng thông tin của case study chứ không nói chung chung. Quá trình analyzing questions của mình như sau: Bước 1, đọc phần câu hỏi của questions trước, nếu câu hỏi có nhiều ý thì gạch chân và đánh số từng ý một. Bước 2, đoán nhanh dạng thông tin từ case study mình cần có để có thể trả lời những câu hỏi này. Bước 3, đọc case study và đánh số những thông tin mình cho là sẽ dùng để trả lời câu hỏi. Việc đọc và đánh số các ý từ trước giúp mình khi trả lời câu hỏi chỉ việc nhặt thông tin từ case study để trả lời và không bị bỏ xót các ý.
Lưu ý: 2 lỗi thường gặp của các bạn học viên bao gồm:
Thứ nhất, vì không đánh số phần câu hỏi ở bước 1 nên khi trả lời thường sẽ chỉ trả lời ý chính của câu hỏi, mà bỏ quên mất các ý phụ, dẫn đến mất điểm.
Thứ hai, có thể các bạn đã xác định hết các ý phần câu hỏi rồi, nhưng khi trả lời thì lại gộp 2 ý lại thành một để trả lời, cũng dẫn đến mất điểm vì examiner khi chấm sẽ dựa theo từng ý một, việc gộp câu hỏi lại sẽ dẫn đến thiếu ý. Vì thế, hãy chia nhỏ ra để trả lời, càng chi tiết càng tốt.
Trên đây là những techniques rút ra từ kinh nghiệm của mình, mình tin rằng vẫn còn có nhiều techniques hữu ích hơn, các bạn hoàn toàn có thể tự mình tìm ra.
How to apply these techniques?
Các bạn chắc cũng đã biết, để giỏi một kỹ năng nào đó thì chúng ta phải luyện tập THOUSANDS OF TIMES, kỹ năng thi ACCA cũng không phải là ngoại lệ. Để áp dụng tốt các kỹ năng này các bạn hãy luyện tập ngày từ lần thi các môn F đầu tiên. Có thể một số bạn áp dụng các kỹ năng này vào bài thi môn F thấy không cần thiết vì có áp dụng hay không các bạn ấy vẫn pass môn. Nhưng nếu không áp dụng từ các môn F, sẽ khó áp dụng ở các môn P. Ngoài ra, trong quá trình làm bài tập ở nhà hoặc thi thử các bạn cũng nên áp dụng những kỹ năng này.
Cám ơn các bạn đã đọc bài viết của mình,
Goodluck!
MST17.
Unknown

Unknown

Related Posts:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.